Hệ lụy của nhà làm dự án

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến triển khai nhiệm  vụ kế hoạch cuối năm 2011 của ngành xây dựng vừa được tổ chức tại Hà Nội, thông tin được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đưa ra làm không ít người giật mình: Mỗi tháng, cả nước xuất hiện thêm một đô thị mới.

Lợi nhuận cao từ đầu tư các dự án BĐS đã biến khắp nơi trên mọi miền đất nước thành đại công trường về nhà ở. Đô thị mọc lên tự phát, trong khi quy hoạch chung không theo kịp, dẫn đến những hậu quả không thể lường trước.

“Trải chiếu” cho DN?

Theo Bộ trường Nguyễn Hồng Quân, để xảy ra tình trạng mỗi tháng cả nước xuất hiện thêm  một đô thị mới, thì một trong những nguyên nhân là do bất cứ DN nào cũng nhìn thấy việc đầu tư BĐS lợi nhuận cao, vì vậy DN nào cũng muốn xin đất làm đô thị, nhà ở.

“Điều đáng nói là DN đổ xô đến địa phương để xin đất, nhưng chủ yếu là nhắm đất ruộng để xin vì không phải đền bù GPMB nhiều. Chính quyền địa phương thì muốn tăng trưởng, muốn GDP tăng, muốn tổng sản phẩm tăng, thu ngân sách tăng...; vì vậy, cứ DN nào xin thì cấp. Chính vì chính quyền trải chiếu cho DN trong khi quy hoạch chung chưa có, do đó đã dẫn đến tình trạng ngày càng có đô thị tự phát, hậu quả không thể lường trước được” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân thẳng thắn bày tỏ ý kiến.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ năm 1999 – 2011, Việt Nam có thêm 126 khu đô thị, nâng tổng số đô thị trên cả nước lên 755 khu. Trong hơn 10 năm qua, tỉ lệ đô thị hóa tăng gần 10% (từ 20,7% lên 30,5%). Trong khi đó, dân số đô thị tăng 42%, từ 18,3 triệu người lên 26 triệu người, khiến mật độ dân số đô thị tăng nhanh, kéo theo nhiều vấn đề về xã hội, môi trường, văn hóa, hạ tầng giao thông...

Còn theo Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì hiện quỹ nhà ở toàn quốc đạt trên 900 triệu mét vuông, tương đương 12m2 sàn/người, chỉ đạt hơn 50% so với mục tiêu đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt mức 21,5m2 sàn/người.

Căn cứ trên các con số điều tra này, dự đoán đến năm 2040, tốc độ phát triển đô thị tại Việt Nam sẽ đạt mốc 50%, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay và có thêm khoảng 20 triệu người chuyển đến sống tại các thành phố.

Điều này cho thấy, mức độ tăng chóng mặt số lượng các khu đô thị mới trên cả nước, đặc biệt ở Hà Nội, TPHCM. Vấn đề đặt ra ở đây là, với số vốn đầu tư đăng ký lên đến hàng ngàn tỉ đồng/dự án, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, sẽ có nhiều dự án đăng ký để đấy chiếm chỗ, chờ thời; và rằng Việt Nam sẽ không thể có đủ tiền để thực hiện một phần nhỏ số lượng dự án đăng ký.

Bất cập trong chính sách - phần nổi của tảng băng?

Theo ý kiến của các chuyên gia, từ tình trạng đô thị mọc tràn lan rồi bỏ hoang hiện nay, đang lộ diện nhiều vấn đề cần phải xem xét lại, cả về công tác quản lý và chính sách vĩ mô.

Về công tác quản lý, bản thân Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng thừa nhận, hiện quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đang bộc lộ nhiều điểm yếu và hết sức phức tạp, trong đó có trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Nghị định 02/NĐ-CP quy định về quản lý đô thị, Bộ Xây dựng tham mưu với Chính phủ ban hành từ cách đây 7 năm nhưng hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập. Bộ đang nghiên cứu để trình Chính phủ sửa đổi. Luật Đô thị cũng đang được bộ nghiên cứu xây dựng, dự kiến đến giữa năm 2012 sẽ xin ý kiến Quốc hội phê duyệt lần đầu.

“Để tránh tình trạng đô thị mọc tràn lan thì quy hoạch cần đi trước một bước, và phải có cơ chế quản lý quy hoạch. Các địa phương, các tỉnh nơi xây dựng các đô thị phải lưu ý điều này. Đừng thấy trước mắt khắp nơi, đặc biệt ở các vùng ngoại ô, không khí xây dựng nhộn nhịp đã là hay, mà phải thấy hệ lụy của nó. Quy hoạch chung của Hà Nội sắp tới sẽ được Thủ tướng phê duyệt, nhưng điều Thủ tướng đặc biệt quan tâm nhất vẫn là cơ chế quản lý quy hoạch ấy như thế nào” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, vấn đề về quy hoạch và trách nhiệm của cơ quan quản lý vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng dẫn đến tình trạng đô thị bỏ hoang. Sâu xa hơn, vẫn là một cơ chế chưa thực sự khuyến khích phát triển sản xuất. “Lợi nhuận tìm kiếm ở các ngành phi sản xuất cao hơn lợi nhuận thu được từ sản xuất chính là nguyên nhân khiến nhiều DN đổ xô vào các dự án BĐS” -  một DN lớn trong ngành xây dựng cho biết.

Cũng tại Hội nghị giao ban trực tuyến tình hình kinh doanh 6 tháng của Bộ Xây dựng, ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐQT TCty Công nghiệp ximăng Việt Nam (ViCem), đã chỉ ra rằng, đang có một sự bất công giữa lợi nhuận của ngành ngân hàng với các ngành sản xuất hiện nay. “Đơn cử như TCty tôi, sau khi trừ các chi phí tài chính, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của ViCem chỉ còn 314 tỉ đồng. Đem chia cho con số 12.500 tỉ đồng vốn của DN thì chỉ để ra được 2-3% lợi nhuận. Trong khi khối ngân hàng lợi nhuận vẫn cao từ 20-25% trên vốn chủ. Với lợi nhuận 2-3%, DN không đủ trả cổ tức cho cổ đông theo lãi suất ngân hàng. Lợi nhuận quá chênh lệch giữa 2 khối sản xuất và phi sản xuất như vậy là một sự bất công, làm triệt tiêu động lực sản xuất” - ông Chung bức xúc.

Trở lại vấn đề đô thị mọc tràn lan, đại diện một DN BĐS lớn cho rằng, ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có nguyên nhân lớn là do giá BĐS liên tục tăng cao, ở nhiều khu vực có mức độ tăng từ 50%, thậm chí đến 100% trong khoảng thời gian ngắn, do đó việc hàng trăm ngàn DN tham gia vào lĩnh vực này là điều dễ hiểu. Điều đáng lo ngại là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, với lãi suất cho vay của ngân hàng lên tới 24%/năm, chắc chắn Hà Nội và nhiều địa phương lớn trên cả nước sẽ còn nhiều khu đô thị hoang hóa, hoặc kéo dài tình trạng triển khai “đắp chiếu” vì đói vốn!

(Báo Lao Động)

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
  • Thị trường BĐS tiếp tục đương đầu với nhiều thách thức
  • Hàng chục dự án bất động sản… bất động
  • Tiền thuê đất tăng đột biến, doanh nghiệp lúng túng
  • Phê duyệt quy hoạch tổng thể Hà Nội
  • Thỏa sức chọn nhà riêng lẻ
  • Đất nền giá rẻ “cứu” thị trường?
  • Giá căn hộ sẽ tiếp tục giảm
  • “Choáng” với hình thức đầu tư bất động sản mới
  • Quy hoạch Hà Nội: Từ số phận những cây cầu vượt
  • Liệu có hết thời sốt đất?
  • Nở rộ kinh doanh đất nghĩa trang vùng ven
  • Đất nền dự án vẫn hút khách
  • Chưa kiểm soát được hiện tượng “làm giá” của các sàn BĐS
  • Giải pháp cho thị trường bất động sản: Hỗ trợ người lần đầu mua nhà
  • Cần xây dựng thị trường vốn cho lĩnh vực bất động sản
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn